Contents
I. MỤC ĐÍCH
Đánh giá khả năng chịu mặn của các chủng Bacillus có trong sản phẩm do Công ty TNHH Bio-Floc sản xuất, thích ứng với giai đoạn nắng nóng kéo dài làm tăng độ mặn trong ao nuôi.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI
- Chủng giống Bacillus subtilis – Ba02: giống bản địa Công ty Bio-Floc phân lập.
- Chủng Bacillus licheniformis – Ba60: giống bản địa Công ty Bio-Floc phân lập.
- Chủng Bacillus amyloliquefaciens – KP3: giống bản địa Công ty Bio-Floc phân lập.
III. PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM
1.1. Mô hình thử nghiệm
1.2. Phương pháp thử nghiệm
Các chủng giống Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis và Bacillus amyloliquefaciens bảo quản trong glycerol ở điều kiện -80oC, được hoạt hóa trên đĩa thạch LB và ủ trong 24 giờ ở nhiệt độ 37oC. Khuẩn lạc đơn được sử dụng tăng sinh trên môi trường LB. Dung dịch sau tăng sinh được ủ ở 37oC trong điều kiện lắc 130 vòng/phút. Sau 24 giờ, dịch tăng sinh được cấy chuyền sang môi trường thử nghiệm, với tỷ lệ giống 10%. Dung dịch sau tiếp giống được tiếp tục ủ ở 37oC trong điều kiện lắc 130 vòng/phút. Sau 24 giờ, xác định mật độ vi khuẩn trong các mẫu thử nghiệm bằng phương pháp đếm khuẩn lạc:
Môi trường thử nghiệm gồm:
- Đối chứng (ĐC): là môi trường LB chứa hàm lượng muối NaCl là 2g/l
- Độ mặn 35‰: là môi trường LB chứa hàm lượng muối NaCl là 35 g/l
- Độ mặn 40‰: là môi trường LB chứa hàm lượng muối NaCl là 40 g/l
IV. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM
CHỦNG BACILLUS SUBTILIS – BA 02
Bảng 1. Kết quả đánh giá độ mặn sinh trưởng chủng Ba02
Hình 1. Kết quả đánh giá độ mặn sinh trưởng chủng Ba02
Kết luận: Chủng Bacillu subtilis Ba02 có khả năng thích nghi và phát triển tốt ở độ mặn 35‰ và 40‰
CHỦNG BACILLUS LICHENIFORMIS – BA60
Bảng 2. Kết quả đánh giá độ mặn sinh trưởng chủng Ba60
Hình 2. Kết quả đánh giá độ mặn sinh trưởng chủng Ba60
Kết luận: Chủng Bacillu licheniformis Ba60 có khả năng thích nghi và phát triển tốt ở độ mặn 35‰ và 40‰.
CHỦNG BACILLUS AMYLOLIQUEFACIENS – KP3
Bảng 3. Kết quả đánh giá độ mặn sinh trưởng chủng Kp3
Hình 3. Kết quả đánh giá độ mặn sinh trưởng chủng KP3
Kết luận: Chủng Bacillus amyloliquefaciens – KP3 có khả năng thích nghi và phát triển tốt ở độ mặn 35‰ và 40‰.
Như vậy, các chủng Ba 02, Ba 60, KP3 được sử dụng để sản xuất trong các sản phẩm sẽ giúp phát huy tác dụng khi điều kiệm thời tiết khắc nhiệt làm độ mặn vùng nuôi thủ sản tăng cao.
Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 2024.
Người báo cáo
Đỗ Thị Hồng