Bên cạnh vấn đề dịch bệnh, con giống, khí độc là nỗi lo thường trực của người nuôi. Nguyên nhân khiến tôm chậm lớn, còi cọc, thậm chí chết hàng loạt. Tuy nhiên, tình trạng này diễn ra rất phổ biến và gây hoang mang, thua lỗ cho người chăn nuôi. Vậy chúng đến từ đâu và đâu là giải pháp cho những vấn đề trên? Khắc phục bằng việc sử dụng chế phẩm sinh học em được không? Hãy cùng Bio – Floc tìm hiểu nhé!

1. Dấu hiệu nhận biết cần xử lý khí độc NH3 & NO2 trong ao tôm

Khi tôm bị ảnh hưởng bởi khí độc, khiến tôm giảm cảm giác thèm ăn, mất tập trung, bơi chậm.

1.1. Giai đoạn 1

Giai đoạn hình thành NH3:

  • Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước bằng bộ dụng cụ kiểm tra sẽ cho bạn biết khi nào khí độc bắt đầu hình thành. 
  • Nếu tôm ăn nhiều, các chất thải sẽ tăng lên, một loại khí độc gọi là NH3 sẽ được tạo ra.

vi sinh nuôi tôm, khí độc nh3 trong ao tôm

Giai đoạn hình thành NH3

1.2. Giai đoạn 2

Giai đoạn chuyển hóa sang NO2:

  • NH3 được hình thành ở một mức độ nào đó trong điều kiện đủ oxy (>4 mg) và pH thích hợp. Sau đó, dần dần được chuyển thành NO2- nhờ xúc tác hiệu quả của vi sinh vật (Nitrosomonas và Nitrobacter)
  • Nó có thể được xác định dễ dàng từ kết quả kiểm tra. Sau đó, nồng độ NH3 có xu hướng không tăng hoặc giảm và nồng độ NO2 trong nước bắt đầu tăng lên đáng kể.

vi sinh xử lý nước ao tôm, vi sinh làm sạch đáy ao tôm

1.3. Giai đoạn 3

Giai đoạn gây độc:

  • Khi bị ảnh hưởng bởi khí độc NO2, tôm giảm ăn, mòn đuôi, bơi lờ đờ, khả năng hấp thụ oxy và khoáng giảm
  • Nếu NO2- có hàm lượng lớn sẽ liên kết với hemocyanin trong máu tôm và làm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu khiến tôm nuôi khó hấp thụ oxy. Để lâu ảnh hưởng đến việc lột xác. Thẩm chí dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác như: gan tụy, đốm đen, đốm trắng, phân trắng… 
  • Tại thời điểm này, kết quả kiểm tra cho thấy hàm lượng khí độc rất cao (NH3>0,1 mg, NO2->5mg). Khi đó nếu pH nước ao nuôi càng lớn, khả năng gây độc của NO2 tác động đến tôm càng mạnh.
  • Điều kiện phát sinh: Khí độc thường phát sinh khi tôm đạt giai đoạn lớn khoảng 40 ngày trở lên. Khi chất lượng nước ao nuôi kém, nhiều hữu cơ, đáy ao bị ô nhiễm.

vi sinh làm sạch đáy ao tôm, khí độc no2 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Giai đoạn gây độc

2. Nguyên nhân gây ra khí độc NH3 và NO2

Khí độc NH3 & NO2 trong ao tôm hình thành do những nguyên nhân sau đây:

  • Khẩu phần ăn của tôm thường chứa một lượng rất lớn protein. Khi ăn quá nhiều sẽ khiến thức ăn dễ hòa tan trong nước. Sau một thời gian phân hủy thành NH3, gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng nếu vượt quá lượng cho phép. 
  • Trung bình, 30% protein trong phân tôm được hấp thụ, phần còn lại hòa tan trong môi trường nước. 
  • Nguồn protein cũng có thể được lấy từ các sản phẩm phân hủy của xác rong biển. 
  • Đạm là tác nhân chính hình thành khí độc NH3 trong ao nuôi tôm

khí độc no2 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Nguyên nhân hình thành khí độc NH3 và NO2

3. Biện pháp xử lý khí độc NH3 & NO2 trong ao tôm

Khí độc NH3 & NO2 là một vấn đề rất quan trọng với người nuôi tôm. Nếu không có đủ kiến ​​thức để có biện pháp xử lý thích hợp trong ao nuôi tôm sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Để giúp người nông dân kiểm soát đúng chất lượng ao nuôi tôm, giúp thu hoạch tốt hơn. Dưới đây là những biện pháp xử lý NH3 và NO2 trong ao nuôi tôm.

3.1. Kiểm soát hiệu quả NH3 trong ao

Những biện pháp giúp kiểm soát lượng NH3 trong ao nuôi tôm bao gồm:

  • Để kiểm soát NH3 trong ao một cách hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đảm bảo khẩu phần ăn trong ao có lượng đạm phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của tôm
  • Lượng thức ăn trong ao cần được đảm bảo phù hợp. Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với chu kỳ tăng trưởng của tôm để dễ hấp thu và tiêu hóa hiệu quả. 
  • Kết hợp với thức ăn có hệ số chuyển hóa thấp giúp hạn chế ô nhiễm nước và tránh thải ra khí độc
  • Trong trường hợp khẩn cấp, nếu nồng độ NH3 quá cao. Bạn nên thay nước nhanh chóng hàng ngày (tỷ lệ 30% -> 50% thể tích ao) để giảm thiểu hàm lượng NH3 trong ao.

khí độc nh3 trong ao tôm

Kiểm soát lượng NH3 trong ao

3.2. Sử dụng kết hợp men vi sinh để xử lý khí độc NH3 và NO2

Bio-Floc 01 – chế phẩm sinh học của Bio- Floc giúp xử lý nhanh H2S và NH3 trong ao nuôi.

  • Xử lý triệt để H2S và NH3 trong nước ao nuôi.
  • Làm sạch đáy ao của bạn bằng cách phá vỡ lớp đất mặt hữu cơ, chất thải và thức ăn dư thừa.
  • Ức chế tiêu diệt vi khuẩn lam, tảo giáp và tảo mắt.

men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản, men vi sinh cho tôm

Chế phẩm sinh học Bio-Floc 01

BFC NO2 CLEAN– Bio-Floc: là dòng vi sinh chuyên xử lý NO2 trong nước.

  • Xử lý nhanh và triệt để NO2 trong nước ao.
  • Phân hủy nhanh các chất hữu cơ khó phân hủy trong nước và đất ao nuôi, đặc biệt là protein.

men vi sinh cho tôm, men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

BFC NO2 Clear chuyên xử lý khí NO2

Mặc dù ảnh hưởng của khí độc NH3, NO2 đối với ao nuôi là nghiêm trọng. Nhưng chỉ cần bạn có kế hoạch sử dụng định kỳ chế phẩm sinh học em với các chế phẩm Bio-Floc 01, BFC NO2 CLEAN thường xuyên bạn sẽ chủ động kiểm soát được nó. Bạn có thể khắc phục triệt để tình trạng có hại và có thể dễ dàng đối phó với khí NH3, NO2 độc hại. Để được đội ngũ Bio-Floc tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề trên, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo thông tin bên dưới.

 Xem thêm : Nuôi tôm thành công với vi sinh Bio-Floc

Thông tin liên hệ:

  • Cụm công nghiệp Liên Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội
  • Email: biofloccompany@gmail.com
  • Hotline: 0828. 99. 8686
  • Hỗ trợ kinh doanh: 0949.537.509
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 0974.988.788

434 thoughts on “Giải pháp giúp phòng và xử lý khí độc NH3 & NO2 trong ao tôm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *