Khí độc trong ao nuôi tôm cá luôn luôn là mối đe dọa lớn đối với bà con nuôi thuỷ sản thâm canh. Loại khí đặc biệt gây hại chính là NO2, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm cá. Xử lý NO2 độc trong ao nuôi không phải chuyện dễ dàng tuy nhiên cũng không phải không thể xử lý. Vậy đâu là các nguyên nhân gây ra NO2 trong ao và các cách thức mới xử lý NO2 trong ao nuôi tôm cá là gì? Bà con hãy cùng Bio-Floc tìm hiểu nhé!

Bản chất NO2 trong ao nuôi tôm cá

chế phẩm sinh học, vi sinh bản địa, vi sinh, vi sinh xử lý đáy, men tiêu hóa, kỹ thuật nuôi cấy vi sinh

Khi nghe tới NO2 trong ao nuôi tôm cá, chúng ta thường nghĩ đó chính là khí NO2 hòa tan trong nước. Nhưng sự thật, NO2 trong ao nuôi tôm cá tồn tại dưới dạng ion NO2-, hình thành từ quá trình Nitrat hóa trong nước.

Nguyên nhân hình thành NO2 trong ao nuôi tôm cá

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hình thành của NO2 trong ao nuôi tôm cá chính là việc dư thừa thức ăn. Thức ăn thừa không được tôm cá ăn hết sẽ được tích tụ ở đáy ao. Trải qua quá trình phân huỷ hữu cơ sẽ tạo thành khí NH3 trong ao nuôi tôm cá, qua quá trình chuyển hoá tạo ra NO2.

Nguyên nhân còn đến từ việc tôm không hấp thụ hết lượng đạm trong thức ăn, từ đó đạm được thải ra, trải qua quá trình chuyển hoá của các vi sinh vật cũng hình thành nên NO2.

Quá trình chuyển hóa này được mô tả như sau:

  • NH3 + H2O =>  NH4+ + OH
  • NH4+  + 1,5O2  =>  NO2 + 2H+ + H2O. Quy trình này do nhóm vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrosococcus tạo ra.

Tác hại của NO2 cho tôm cá

chế phẩm sinh học, vi sinh bản địa, vi sinh, vi sinh xử lý đáy, men tiêu hóa, kỹ thuật nuôi cấy vi sinh

  • Tôm bị nhiễm khí độc NO2 sẽ bị rối loạn cân bằng áp suất thẩm thấu khiến tôm lột xác không cứng vỏ, chậm lớn, bị tổn thương mang và bị phù thủng cơ.
  • Khi hàm lượng NO2 trong ao quá cao, tôm bị nổi đầu và có thể chết hàng loạt hoặc chết rải rác vào buổi sáng sớm và lúc chiều tối.
  • Khí độc NO2 thường nằm ở tầng đáy của ao làm cho tôm không thể tìm được thức ăn, nên tôm sẽ bị “trống đường ruột”, kìm hãm sự phát triển của tôm nuôi trong ao,khiến tôm kém sức sống, chậm lớn,…
  • NO2 trong nước quá nhiều sẽ kết hợp với Hemocyanin trong máu tôm làm tôm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu, khiến tôm bị ngạt.
  • Tôm bị nhiễm nhiều NO2 trong cơ thể gây các bệnh như: phân trắng, đen mang, đốm trắng và hoại tử cơ….
  • Tác động gây độc của NO2 càng mạnh khi hàm lượng pH trong nước càng cao.

Nồng độ NO2 có thể chấp nhận được trong ao nuôi tôm cá

Với các loại tôm lớn, khỏe, nồng độ NO2 có thể chịu được rơi vào khoảng 30-40mg/l. Tôm nhỏ hoặc tôm yếu bệnh thì với nồng độ 20mg/l đã có thể gây ra tình trạng chết lai rai đến hàng loạt.

Trong trường hợp NO2 tăng chậm thì tôm sẽ dần thích ứng và chống chịu tốt hơn. Ngược lại, nồng độ NO2 tăng đột ngột thì sức chịu đựng của tôm sẽ yếu hơn nhiều.

Độ mặn của ao cũng ảnh hưởng lớn đến nồng độ NO2 có thể chấp nhận. Độ mặn của nước càng cao thì ngưỡng chịu đựng NO2 của tôm càng cao.

pH tác động rất lớn tới độ độc của NO2, với hàm lượng pH thấp tác động gây độc của NO2 giảm và ngược lại khi pH trong nước cao thì NO2 càng gây độc cho tôm cá.

Dưới đây là bảng thể hiện khả năng chịu NO2 của tôm theo từng nồng độ:

chế phẩm sinh học, vi sinh bản địa, vi sinh, vi sinh xử lý đáy, men tiêu hóa, kỹ thuật nuôi cấy vi sinh

Biểu hiện ao nuôi đang có nồng độ NO2 cao

Cần nắm được những biểu hiện sớm để có thể có cách thức xử lý NO2 kịp thời. Khi nồng độ NO2 đã tăng cao thì cực kỳ khó xử lý, vì vậy, ngăn chặn từ sớm chính là bí quyết để có thể xử lý triệt để.

chế phẩm sinh học, vi sinh bản địa, vi sinh, vi sinh xử lý đáy, men tiêu hóa, kỹ thuật nuôi cấy vi sinh

Biểu hiện của tôm gồm:

  • Tôm lờ đờ nổi đầu vào buổi chiều
  • Tôm kém ăn, vỏ tôm mềm và thân tôm ọp ẹp
  • Tôm bị các bệnh phân trắng, đốm trắng hoặc tổn thương mang tôm
  • Màu nước ao xanh lá cây hoặc bị đục
  • Đo NO2 trong nước thấy cao và pH cao

Khi đã có biểu hiện nghi ngờ, có thể thể lấy mẫu nước để tiến hành xét nghiệm để có kết quả chính xác và đưa ra cách thức xử lý NO2 kịp thời.

Cách thức mới để xử lý NO2 trong ao nuôi tôm cá

  • Ngày 1: sử dụng 1 gói Bio-Floc EM Gốc (hoặc 1 gói EM AQUA) + 5 kg rỉ mật + 90 lít nước. Sục khí liên tục 12 – 24 giờ sau đó tạt đều cho 5.000 – 10.000 mét khối nước ao nuôi vào 9 – 10 giờ sáng.
  • Ngày 2: sử dụng 1 gói BFC NO2 CLEAR + 2 kg rỉ mật + 30 lít nước sục khí liên tục 6 – 10 giờ rồi tạt đều cho 2.000 m3nước ao nuôi vào 15 – 19 giờ chiều.
  • Với ao nuôi có hàm lượng NO2 thấp sẽ 1 liều giúp hàm lượng NO2 giảm nhanh. Với ao nuôi có hàm lượng NO2 cao sẽ sử dụng thêm 1 nhịp nữa.

Bà con nuôi tôm cá có nhu cầu hoặc cần tư vấn thêm các vấn đề về ao nuôi, các bệnh ở tôm, vui lòng liên hệ với Bio-Floc để có thêm kiến thức và phương pháp xử lý hiệu quả nhất.

Công ty TNHH Bio-Floc được thành lập từ năm 2013, chuyên nghiên cứu và sản xuất các dòng nguyên liệu vi sinh vật gốc, các enzyme có hoạt tính sinh học cao và ổn định. Bio-Floc cam kết chất lượng sản phẩm luôn ổn định và ngày càng được cải thiện, cố gắng đem đến sự hài lòng nhất cho bà con.

Xem thêm: Cách xử lý NO2 trong ao nuôi tôm

Bio-Floc – Luôn đồng hành trên con đường thành công cùng bà con!

𝐂𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐲 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐁𝐢𝐨-𝐅𝐥𝐨𝐜

  • Địa chỉ: Cụm CN Liên Hiệp – Phúc Thọ – Hà Nội
  • Web: http://biofloc.vn/
  • Hotline: 𝟎𝟖𝟐𝟖. 𝟗𝟗. 𝟖𝟔𝟖𝟔
  • Email: biofloccompany@gmail.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *