Bệnh còi EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là dịch bệnh nguy hiểm và gây nhiều tổn thất nặng nề cho người nuôi tôm thẻ chân trắng.
Mẫu nhuộm H&E của mô gan tụy cho thấy có nhiều vi bào tử trùng
Contents
Đặc điểm của bệnh còi EHP ở tôm thẻ chân trắng
Do EHP sống ký sinh trong lòng ống của các tế bào biểu mô gan tụy của tôm nên ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và lưu giữ chất dinh dưỡng thông thường của gan và tụy. Mặc dù chưa chắc khiến tôm chết nhưng EHP thường được ghi nhận là nguyên nhân chính khiến tôm chậm lớn.
Trên tôm giống: khó nhận biết, tôm có thể lệch cỡ.
Trên tôm nuôi: Khi tôm đạt 2-3 gram, có xu hướng giảm ăn, đường ruột và gan tuỵ kém, tôm có xu hướng mềm vỏ. Tốc độ tăng trưởng giảm 50%-70%
Nguồn lây
Theo các nhà khoa học nguồn lây lan bệnh còi EHP cho tôm chủ yếu qua thức ăn tươi sống lây truyền mầm bệnh cho tôm bố mẹ, từ đó lây truyền sang ấu trùng tôm rồi tôm giống và sang tôm nuôi. Ngoài ra các nhà khoa học cũng đang tranh luận về sự tích lũy mầm bệnh có trong hệ thống nuôi.
Kỹ thuật phòng và kiểm soát bệnh còi EHP
Tôm nhiễm EHP không biểu hiện triệu chứng rõ ràng nên có thể làm chậm quá trình điều trị và khiến dịch bệnh lây lan. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả EHP. Khi đã xác định nhiễm bệnh, thường là tôm sẽ không thể khỏi, nên cách duy nhất để xử lý là kiểm soát dịch bệnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sinh học từ khâu nhân giống đến nuôi trồng.
Phòng bệnh:
- Kiểm tra tất cả yếu tố đầu vào (tôm giống, bùn ao bằng PCR)
- Quy trình an toàn sinh học: xử lý nước, tẩy trùng trại NaOH, Cl, KMnO4, formalin.
- Xử lý đáy ao đất: vôi nung (CaO >600kg/1000 m2), vệ sinh bùn đáy ao sau vụ nuôi.
- Kiểm tra tốc độ tăng trưởng. Nếu tốc độ tăng trưởng tuần dưới 2g/tuần trong liên tiếp 2 tuần tiến hành kiểm tra EHP
- Chủ động ngăn ngừa bệnh phân trắng.
Kiểm soát bệnh:
- Nguồn nước: do EHP không tồn tại được lâu trong môi trường nước sạch do đó khuyến cáo nguồn nước nên được làm lắng trong sau đó xử lý bằng các nhóm hóa chất và để thời gian đủ lâu trước khi cấp vào ao nuôi. Không nên cấp trực tiếp nước từ kênh rạch vào trực tiếp cấp nuôi.
- Nguồn giống: với tôm giống, tôm gièo được 1 tuần và tôm gièo trước khi chuyển sang ao nuôi phải được kiểm tra PCR với bênh EHP. Nếu tôm bị nhiễm tiến hành hủy.
- Trong quá trình nuôi: hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột tối đa bằng cách kiểm soát tảo bằng chế phẩm vi sinh EM Gốc. Tăng cường bổ sung men vi sinh sống như Lactoprobi và các dòng men có chứa nhiều Lactobacillus như BFC Protic Plus để chủ động ức chế Vibrio.
Bội nhiễm bệnh còi (EHP) và bệnh phân trắng (WFD) trên tôm.
Thực trạng hiện tại các vùng nuôi tôm đang có sự bùng phát rất lớn bệnh phân trắng làm thiệt hại lớn và dai dẳng cho người nuôi. Theo kết quả kiểm tra là do bội nhiễm giữa bệnh còi (EHP) và bệnh phân trắng (WFD). Sự bội nhiễm này thường bùng phát mạnh trong các ao nuôi có môi trường nuôi kém, tảo dày.
- Vibrio là nguyên nhân chính yếu của phân trắng.
- Tôm nhiễm EHP dễ có nguy cơ bị phân trắng và ngược lại.
- Có hai kiểu bệnh phân trắng: có thể hồi phục được (chỉ có Vibrio) và không phục hồi (kết hợp EHP)
Kiểm soát bệnh phân trắng.
- EHP và WFD thường bùng phát mạnh trong những ao có môi trường nuôi kém, tảo dày do đó phải kiểm soát tảo bằng các chế phẩm vi sinh EM Gốc.
- Khuyến cáo dùng vi sinh và các biện pháp an toàn sinh học để tránh bội nhiễm giữa EHP và bênh phân trắng bằng cách:
- Thường xuyên sử dụng chế phẩm vi sinh vào buổi tối để khống chế tảo (không cắt tảo bằng hóa chất) và xử lý đáy ao chuyển biệt.
- Tăng 200% lượng vi sinh sử dụng trong nước – thức ăn.
- Tăng 200% chất bổ sung ngừa bệnh (men vi sinh, nấm men).
Xem thêm: Gợi ý cách xử lý khí độc trong ao nuôi hiệu quả nhanh chóng
𝐂𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐲 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐁𝐢𝐨-𝐅𝐥𝐨𝐜
- Địa chỉ: Cụm CN Liên Hiệp – Phúc Thọ – Hà Nội
- Web: http://biofloc.vn/
- Hotline: 𝟎𝟖𝟐𝟖. 𝟗𝟗. 𝟖𝟔𝟖𝟔
- Email: biofloccompany@gmail.com
Hey there, I love all the points you made on that topic. There is definitely a great deal to know about this subject, and with that said, feel free to visit my blog YV6 to learn more about Thai-Massage.