Vibrio là một loại vi khuẩn phổ biến trong môi trường nước mặn, một số loài như Vibrio parahaemolyticus, Vibrio harveyi, Vibrio alginolyticus … thường gây nhiều bệnh nghiêm trọng trong đến tôm. Có một số phương pháp xử lý Vibrio, tuy nhiên để xử lý Vibrio trong ao đang nuôi tôm thì việc sử dụng các dòng vi sinh kháng Vibrio được đánh giá cao, giúp giảm mật độ Vibrio tổng số trong ao nuôi mà vẫn đảm bảo sức khỏe của tôm cũng như nâng cao năng suất cho người nuôi.

1. Vibrio – “Kẻ thù” của tôm 

Vi khuẩn Vibrio có thể gây ra nhiều vấn đề và thiệt hại nghiêm trọng trong hoạt động nuôi tôm như: 

Bệnh đốm trắng (White Spot Disease): Vibrio harveyi và Vibrio parahaemolyticus có thể gây ra bệnh đột tử trắng, một trong những bệnh phổ biến và gây thiệt hại lớn đối với ngành nuôi tôm. Bệnh này gây ra triệu chứng như các đốm trắng trên cơ thể tôm, suy yếu, giảm sức đề kháng và có thể dẫn đến tử vong hàng loạt trong ao nuôi.

nguyên nhân gây bệnh ở tôm thẻ chân trắng

Bệnh phân trắng (White Feces Syndrome): Một số loài Vibrio có thể gây ra bệnh phân trắng, khiến phân của tôm trở nên trắng đục. Điều này thường liên quan đến sự suy yếu chất lượng nước và ảnh hưởng đến sức kháng của tôm, gây ra sự giảm trưởng và thất thoát kinh tế.

nguyên nhân gây bệnh ở tôm thẻ chân trắng

Bệnh đen mang (Black Gill Disease): Vibrio anguillarumVibrio alginolyticus làm cho mang của tôm bị đen và suy yếu. Điều này gây khó khăn trong việc thụ động khí qua mang và làm suy giảm hiệu suất hô hấp của tôm.

Dòng vi sinh kháng Vibrio

Bệnh hoại tử gan tuỵ cấp – EMS: là một bệnh rất nguy hiểm ở tôm, bệnh gây chết tôm hàng loạt chỉ sau một thời gian ngắn. Nguyên nhân chính gây bệnh là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây nên.

Dòng vi sinh kháng Vibrio

Stress và suy yếu sức kháng: Sự tăng số lượng vi khuẩn Vibrio trong môi trường nuôi tôm có thể gây ra tình trạng stress và suy yếu sức kháng cho tôm. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác và làm giảm sự trưởng thành và hiệu suất sản xuất của tôm.

Dòng vi sinh kháng Vibrio

Các bệnh do Vibrio gây ra có thể dẫn đến tỷ lệ tử vong cao, sự giảm trưởng, và thất thoát trong sản lượng tôm. Điều này có thể gây thiệt hại kinh tế lớn cho ngành nuôi tôm, ảnh hưởng đến thu nhập của người nuôi tôm và cả ngành chế biến thủy sản.

Vì vậy, kiểm soát và nghiên cứu dòng vi sinh kháng Vibrio là rất cần thiết để bảo vệ sức kháng và sự phát triển bền vững của ngành nuôi tôm.

Xem thêm: Máy phát điện công nghiệp chính hãng – 100% nhập khẩu. 

2. Lactobacillus plantarum L03 – Sự đối kháng mạnh với Vibrio gây bệnh trên tôm 

Chủng Lactobacillus plantarum L03 được Bio-Floc phân lập từ bùn đáy ao nuôi tôm của Việt Nam được khoa Thuỷ Sản –  Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đánh giá về khả năng đối kháng với Vibrio gây bệnh với kết quả như sau:

  • Đường kính kháng khuẩn của Lactobacillus plantarum L03 với V.parahaemolyticus là 13 – 15mm.
  • Đường kính kháng khuẩn của Lactobacillus plantarum L03 với V.harheyi  là 18.7 – 21 mm.
  • Đường kính kháng khuẩn của Lactobacillus plantarum L03 với V.alginolyticus  là 15mm.

LACTOTARUM 20B

Với kết quả trên chủng Lactobacillus plantarum L03 có đối kháng mạnh với Vibrio gây bệnh nói chung và V.parahaemolyticus, V.harveyi, V.alginolyticus nói riêng.

Ngoài ra, Lactobacillus plantarum L03 được Bio-Floc kiểm tra khả năng tương thích của chúng với các điều kiện nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam thì cho kết quả phát triển tốt với các chỉ số pH: 7 – 9, nhiệt độ 25 – 40 độ C, độ mặn 0 – 35 phần ngàn. Với kết quả trên có thể thấy chủng Lactobacillus plantarum L03 hoàn toàn rất phù hợp phát triển tốt trong điều kiện nuôi trồng thuỷ sản do đó rất thích hợp ứng dụng trong các chế phẩm vi sinh dùng trong nuôi tôm.

Với kết quả kiểm tra về khả năng sinh acid Lactic mạnh mẽ của Lactobacillus plantarum L03 thì chúng sẽ hỗ trợ rất tốt về khả năng tiêu hoá cũng như kích thích bắt mồi của tôm, ngoài ra cũng làm tăng thêm khả năng đối kháng với Vibrio.

LACTOTARUM 20B

3. Bio-Floc – Giải pháp cho mọi vấn đề thủy sản

Tại Bio-Floc, chủng Lactobacillus plantarum L03 được lên men thông qua hệ thống lên men tự động, sau đó chúng được cô đặc bằng phương pháp lọc tiếp tuyến trước khi làm khô bằng phương pháp đông khô ở -50 độ C. Sự kết hợp của các phương pháp này giúp làm tăng tính ổn định của Lactobacillus plantarum L03. Đặc biệt, khi được bảo quản ở nhiệt độ 4 độ C, chúng gần như ổn định sau 24 tháng.

Chủng Lactobacillus plantarum L03 đã được công ty Bio-Floc tích hợp trong các sản phẩm xử lý môi trường cũng như men tiêu hoá, tạo hiệu quả không chỉ trong việc làm sạch môi trường mà còn trong việc đối kháng với vi khuẩn Vibrio gây bệnh. Hiện tại Lactobacillus plantarum L03 được Bio-Floc cung ứng nguyên liệu đơn chủng cho các công ty sản xuất thuốc thú y, thuốc thuỷ sản.

LACTOTARUM 20B

Để đặt mua các sản phẩm có chứa dòng vi sinh Lactobacillus plantarum L03, quý khách hãy liên hệ với Công ty TNHH Bio-Floc. Bio-Floc là đơn vị hàng đầu chuyên nghiên cứu, sản xuất các dòng vi sinh vật gốc và enzyme có hoạt tính sinh học cao và ổn định dành cho các ứng dụng nuôi trồng thủy sản. Chúng tôi cam kết cung cấp các dòng nguyên liệu chất lượng, có hiệu quả rõ rệt đối với vật nuôi, từ đó làm tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản từng vụ mùa. 

Hãy liên hệ ngay với Bio-Floc để được tư vấn mua sản phẩm cũng như nhận được những hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng cho từng trường hợp của quý khách!

Xem thêm: BETTER GUT – Nguyên liệu vi sinh gốc sản xuất men tiêu hoá

𝐂𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐲 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐁𝐢𝐨-𝐅𝐥𝐨𝐜

  • Địa chỉ: Cụm CN Liên Hiệp – Phúc Thọ – Hà Nội
  • Web: http://biofloc.vn/
  • Hotline: 𝟎𝟖𝟐𝟖. 𝟗𝟗. 𝟖𝟔𝟖𝟔
  • Email: biofloccompany@gmail.com
  • OA Zalo: BioFloc trên Zalo