Khí độc NO2 trong các ao nuôi luôn là một mối đe dọa lớn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Tuy nhiên, nếu có phương pháp kiểm soát hạn chế thì không quá khó để xử lý các loại khí độc này. Hãy cùng BIO-FLOC tìm hiểu nguyên nhân làm tăng khí NO2 trong ao nuôi và biện pháp xử lý trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tác hại của khí NO2 trong ao nuôi tôm

Nitrogen dioxide (NO2) xuất hiện trong nước của ao nuôi tôm là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tôm yếu, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh. Thậm chí, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể gây chết tôm hàng loạt.

Theo các chuyên gia, cơ chế gây ngộ độc của khí NO2 trong ao nuôi tôm xảy ra khi NO2 trong máu kết hợp với hemocyanin cạnh tranh với khí oxy, làm cho tôm không có khả năng lấy được khí oxy. Quá trình này kéo dài sẽ khiến tôm ngày càng yếu đi, cơ thể hấp thụ dinh dưỡng kém, chậm lớn, sức đề kháng giảm, dễ nhiễm bệnh. Mặt khác, nitơ dioxit cạnh tranh với các ion clorua, làm hạn chế khả năng hấp thụ các khoáng chất của tôm dẫn đến hiện tượng tôm lột xác không được cứng vỏ, sưng mang và phù nề cơ.

khí NO2 trong ao nuôi tôm

XEM THÊM: Máy phát điện công nghiệp cao cấp – 100% nhập khẩu. 

2. Nguyên nhân làm tăng khí NO2 trong ao nuôi tôm

2.1. Cung cấp đạm dư thừa

Một trong những nguyên nhân dẫn đến khí NO2 tăng trong các ao nuôi tôm, đó là do người nuôi cung cấp đạm dư thừa cho các ao nuôi. Hàm lượng đạm dư thừa sẽ làm xuất hiện khí độc, được hình thành từ chất thải, thức ăn, xác tảo và động vật thô rơi xuống đáy hoặc do nước sông vào ao bị ô nhiễm do các thực vật chết hay xác động vật thối rữa, hàm lượng phân bón dư thừa từ đất ruộng (như NPK, urê…)…

2.2. Ảnh hưởng sau các cơn mưa lớn và kéo dài

Thông thường, các ao cũ sẽ được người nuôi lót bạt trong nhiều mùa nuôi nên dưới đáy ao có nhiều chất hữu cơ, dễ hình thành khí NO2. Bên cạnh đó, trong các ao nuôi thâm canh có mật độ cao, bà con thường cho tôm ăn với lượng nhiều hơn so với các ao nuôi khác. Chính vì vậy, khi xuất hiện mưa lớn và kéo dài, khí NO2 sẽ tăng lên đáng kể do trời u ám, nhiều mây nên tảo không quang hợp được. Lúc này, quá trình hô hấp xảy ra liên tục dẫn đến lượng oxy trong ao nuôi hao hụt rất nhiều. Đây là nguyên nhân gây cản trở quá trình nitrat hoá, làm cho khí NO2 tăng lên đáng kể. Mặt khác, nước mưa làm độ mặn giảm nên thúc đẩy độc tính NO2 tăng cao. Trời mưa cũng là nguyên nhân dẫn đến đáy ao nuôi bị xáo trộn, lớp bùn đáy bị bong tróc, dễ dàng sinh ra khí Nitơ dioxit độc hại.

khí NO2 trong ao nuôi tôm

2.3. Vi sinh chuyển hoá trong các ao nuôi bị hạn chế

Một nguyên nhân nữa khiến các ao nuôi xuất hiện nhiều khí độc NO2, đó là do vi sinh chuyển hoá trong các ao nuôi không tồn tại hoặc chúng xuất hiện chỉ với số lượng rất ít. Điều này không đủ để có thể chuyển hoá các khí độc thành NO3 nên giữ lại nồng độ NO2 gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm.

XEM THÊM: Máy phát điện Perkins chính hãng nhập khẩu Anh Quốc. 

3. Phương pháp hạn chế khí độc NO2 trong ao nuôi tôm

Để hạn chế khí độc NO2 trong các ao nuôi tôm, các chuyên gia khuyên bà con nên sử dụng các chế phẩm sinh học bởi trong thực tế, chúng rất an toàn, thân thiện với môi trường, khả năng kích hoạt nhanh và đem lại hiệu quả cao.

 Xem thêm: Vai trò của dinh dưỡng và khoáng chất trong quá trình tôm lột vỏ

Một trong những thương hiệu chế phẩm sinh học đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng hiện nay, đó là các chế phẩm sinh học của BIO-FLOC như BFC NO2 CLEAN, NO2 AQUA… Các chế phẩm sinh học này thúc đẩy nhanh quá trình hấp thụ NO2 và NH3, hạn chế tối đa các khi độc NO2, NH3, H2S, đem lại môi trường sống ổn định, khắc phục tình trạng thiếu oxy trong các ao nuôi tôm.

Sử dụng các chế phẩm sinh học của BIO-FLOC là phương pháp tiết kiệm, hiệu quả giúp người nông dân giúp hạn chế tối đa khí NO2 xuất hiện trong ao nuôi, góp phần mang đến vụ mùa bội thu. Nếu có nhu cầu dùng các chế phẩm sinh học này, bà con hãy liên hệ với BIO-FLOC để chúng tôi tư vấn cụ thể hơn nhé!

𝐂𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐲 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐁𝐢𝐨-𝐅𝐥𝐨𝐜

  • Địa chỉ: Cụm CN Liên Hiệp – Phúc Thọ – Hà Nội
  • Web: http://biofloc.vn/
  • Hotline: 𝟎𝟖𝟐𝟖. 𝟗𝟗. 𝟖𝟔𝟖𝟔
  • Email: biofloccompany@gmail.com

669 thoughts on “Nguyên nhân làm tăng khí NO2 trong ao nuôi tôm và biện pháp xử lý

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *