Một trong những căn bệnh mà người nuôi trồng thủy sản cần hết sức lưu ý là vi bào tử trùng ở tôm. Cần thiết trang bị những kiến thức về bệnh vi bào tử trùng trên tôm là gì, dấu hiệu, hậu quả và cách giải quyết. Trong các biện pháp xử lý hữu hiệu thì vi sinh EM gốc của Bio-Floc là biện pháp cực kỳ hữu hiệu mà hầu hết người nuôi tôm tại Việt Nam tin dùng.

Vi bào tử trùng ở tôm

Vi bào tử trùng EHP

1. Dấu hiệu và hậu quả khi tôm bị vi bào tử trùng

Hãy cùng tìm hiểu về vi bào tử trùng ở tôm là bệnh gì nào?

1.1. Vi bào tử trùng trên tôm là bệnh gì?

Vi bào tử trùng trên tôm là căn bệnh khi tôm có loại ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP). Ký sinh trùng EHP thường sống ký sinh trong gan, tụy của tôm và nhân lên trong tế bào chất của biểu mô ống gan tụy. EHP trên tôm gây thiệt hại về kinh tế bằng việc giảm năng suất thu hoạch một cách đáng kể.

Tôm bông gòn – cotton shrimp và tôm sữa – milk shrimp là cách gọi khác của tôm bị vi bào tử trùng. EHP có 2 hình thức lây nhiễm là:

  • EHP trên tôm lây nhiễm theo chiều dọc từ tôm bố mẹ lây sang tôm giống
  • Lây nhiễm theo chiều ngang do thức ăn của tôm nuôi có các động vật trung gian truyền bệnh như nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, giun nhiều tơ… Hoặc chúng ăn các con tôm yếu hơn hoặc chất thải của các con tôm bị vi bào tử trùng

Vi bào tử trùng ở tôm

Tôm nhiễm vi bào tử trùng

1.2. Dấu hiệu nhận biết vi bào tử trùng ở tôm

Giai đoạn tôm giống nhiễm EHP rất khó phát hiện vì tôm vẫn phát triển bình thường. Chỉ khi tôm đạt được khoảng 20 ngày tuổi hoặc trọng lượng mỗi con khoảng 3 đến 4g thì tôm phát triển rất chậm. Tôm nhiễm EHP chỉ đạt từ 4 đến 5g khi được 90 – 100 ngày tuổi.

Lúc này bệnh vi bào tử trùng ở tôm có dấu hiệu khá rõ khi nhiều bộ phận cơ thể chuyển sang màu trắng đục hoặc trắng sữa, tôm nuôi chênh lệch size mật độ cao. Giai đoạn đầu khi bị EHP, tôm thường bị mềm vỏ, giảm ăn, rỗng ruột, chết rải rác.

vi bào tử trùng ở tôm

EHP trên tôm khiến tôm chậm lớn

1.3. Hậu quả khi tôm bị vi bào tử trùng

Tuy rằng vi bào tử trùng ở tôm không gây chết hàng loạt nhưng căn bệnh này vẫn gây tổn thất kinh tế cho người nuôi bằng những ảnh hưởng như sau:

  • Tốn kém chi phí dọn ao, xử lý môi trường, tôm giống, thức ăn chăn nuôi… nhưng tôm không lớn và không đạt được năng suất
  • Tôm chết rải rác gây thất thoát
  • Doanh thu không đạt kế hoạch do tôm bệnh khó bán ra hoặc không bán được, giá bán không cao
  • Quá trình vận chuyển tôm nhiễm EHP thường có khả năng đề kháng kém, chống chịu stress kém dẫn đến chúng dễ bị chết hoặc bị ăn thịt

Kiểm soát bệnh:

  • Nguồn nước: do EHP không tồn tại được lâu trong môi trường nước sạch do đó khuyến cáo nguồn nước nên được làm lắng trong sau đó xử lý bằng các nhóm hóa chất và để thời gian đủ lâu trước khi cấp vào ao nuôi. Không nên cấp trực tiếp nước từ kênh rạch vào trực tiếp cấp nuôi.
  • Nguồn giống: với tôm giống, tôm gièo được 1 tuần và tôm gièo trước khi chuyển sang ao nuôi phải được kiểm tra PCR với bênh EHP. Nếu tôm bị nhiễm tiến hành hủy.
  • Trong quá trình nuôi: hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột tối đa bằng cách kiểm soát tảo bằng chế phẩm vi sinh EM Gốc. Tăng cường bổ sung men vi sinh sống như Lactoprobi và các dòng men có chứa nhiều Lactobacillus như BFC Protic Plus để chủ động ức chế Vibrio.

Nuôi tôm thẻ ao đất

Nhân sinh khối EM Gốc để đảm bảo ao nuôi không có EHP

2. Cách giải quyết: Sử dụng vi sinh EM Gốc của Bio-floc

Do EHP không tồn tại được lâu trong môi trường nước sạch do đó Bio-Floc khuyến cáo bà con nên sử dụng vi sinh EM Gốc của Bio-Floc giúp nhanh làm sạch nước ao nuôi, không còn giá thể cho EHP sinh sống từ đó giải quyết triệt để vi bào tử trùng

Sản phẩm EM Gốc là dùng để nhân sinh khối thành các sản phẩm thứ cấp có công dụng xử lý môi trường ao nuôi như nước, mùn bã hữu cơ ở đáy ao nuôi. Do đó sản phẩm vi sinh EM Gốc là biện pháp hữu hiệu, chi phí thấp, đơn giản để tránh thiệt hại do EHP trên tôm gây ra.

Bà con thực hiện các bước như sau để xử lý EHP trên tôm:

  • Trộn hỗn hợp với tỷ lệ: 1 gói Bio-Floc EM Gốc, 5kg rỉ mật (có thể thay thế bằng đường kính) và 95 lít nước sạch
  • Trộn đều, đậy kín ủ trong 3 đến 5 ngày hoặc sục khí trong 24h. Nên chọn nơi mát mẻ, không có ánh nắng trực tiếp, có gió lùa để nhân sinh khối.
  • Dùng 10 – 15 lít hỗn hợp cho 1.000 m3 nước ao nuôi định kỳ 3 – 5 ngày sử dụng 1 lần vào thời điểm 13 – 16 giờ chiều để xử lý và ngăn ngừa tôm nhiễm EHP

Bà con lưu ý sản phẩm sau khi ngâm ủ nên sử dụng trong vòng 30 ngày. Nếu dùng nước mưa, nước lọc, nước giếng khoan, nước máy nên để sẵn 2 ngày. Lưu ý bà con cũng nên tăng cường sử dụng cùng chế phẩm Lactoprobi để cho tôm ăn để tránh khả năng tôm bị bộ nhiễm giữ EHPbệnh phân trắng.

Vi bào tử trùng ở tôm là bệnh rất khó trị nhưng lại có thể thực hiện dự phòng đảm bảo ao nuôi không còn vi khuẩn EHP. Do đó bà con nên chủ động sử dụng biện pháp nhân sinh khối EM Gốc của Bio-Floc để đạt hiệu quả kinh tế cao. Hãy truy cập http://biofloc.vn/ để tìm hiểu và mua sắm sản phẩm vi sinh EM Gốc xử lý vi bào tử trùng trên tôm.

Xem thêm: 8 bí kíp “vàng” trong làng nuôi tôm thẻ ao đất

𝐂𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐲 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐁𝐢𝐨-𝐅𝐥𝐨𝐜

  • Địa chỉ: Cụm CN Liên Hiệp – Phúc Thọ – Hà Nội
  • Webhttp://biofloc.vn/
  • Hotline: 𝟎𝟖𝟐𝟖. 𝟗𝟗. 𝟖𝟔𝟖𝟔
  • Email: biofloccompany@gmail.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *