Từ xa xưa, việc sử dụng các loại thảo dược dành cho người và động vật nuôi trên cạn tại nước ta đã được áp dụng và truyền đạt qua nhiều đời, từ đó ngày càng được sử dụng rộng rãi cho đến tận bây giờ.

Các loại thảo dược này thường được sử dụng trong những phương pháp trị liệu truyền thống như thuốc bắc, thuốc gia truyền và các phương pháp chữa trị trực tiếp khác. Hiệu quả của chúng đã được kiểm chứng và được đúc kết, truyền đạt lại qua nhiều thế hệ. 

Hiện nay, sự phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu và công nghệ đã cho phép chiết xuất và chế biến các loại thảo dược này. Từ đó dẫn đến sự xuất hiện của nhiều sản phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên. Các sản phẩm này đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng trong việc tìm kiếm những giải pháp tự nhiên cho sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

Trong lĩnh vực thủy sản và nuôi trồng thủy sản, những bài thuốc từ tỏi, gừng, nghệ, lá trầu và nhiều loại thảo dược khác đã được người nuôi sử dụng trong nuôi trồng cá và tôm với mong muốn tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho những loài thủy sản này để cho ra một vụ mùa bội thu với năng suất vượt trội.

1. Các nghiên cứu khoa học mới nhất về việc sử dụng các chiết xuất từ cây dược liệu dùng trong nuôi trồng thủy sản

Mới đây, ngày 19/10/2023 tại “Hội nghị toàn quốc về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo lĩnh vực thủy sản” tổ chức tại Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I có 3 bài báo cáo về việc đánh giá hiệu quả việc sử dụng các dịch chiết từ thảo dược trong phòng và kháng một số mầm bệnh trên tôm cá:

Báo cáo “Ảnh hưởng của việc bổ sung chất chiết lá Mai Dương (Mimosa pirga) lên chỉ số huyết học và khả năng kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng” của Nguyễn Thị Trúc Linh, Lưu Thị Thúy Hải  – trường đại học Trà Vinh cho thấy:

“Sau 3 ngày cảm nhiễm V.parahaemolyticus và bổ sung chất chiết mai dương, kết quả mô bệnh học cho thấy mức độ ảnh hưởng do vi khuẩn gây bệnh nhẹ hơn, ống gan tụy chỉ thiếu sự hiện diện của một số loại tế bào B, R, nhưng vẫn giữ được cấu trúc của tế bào. Ở nghiệm thức đối chứng dương, cấu trúc tế bào bị phá vỡ nghiêm trọng, mất hết các tế bào E, B và R. Sau 14 ngày cảm nhiễm, tôm thẻ chân trắng có dấu hiệu phục hồi ở các nghiệm thức bổ sung chất chiết mai dương với cấu trúc mô gan gần như bình thường. Tuy nhiên, ở nghiệm thức đối chứng dương, sự phục hồi của cấu trúc mô gan so với các nghiệm thức bổ sung chất chiết đạt tỷ lệ thấp hơn.”

Báo cáo “Đánh giá hiệu quả của cao chiết cây Sài Đất (Wedelia chinensis) lên khả năng phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ chân trắng” của Trần Nguyên Ngọc, Nguyễn Thị Huế Linh, Nguyễn Quang Linh, Nguyễn Ngọc Phước – Trường đại hoc Nông Lâm, Đại Học Huế cho thấy:

“Kết quả cho thấy, tôm ở các nghiệm thức bổ sung cao chiết Sài đất 2 lần theo nhịp cách 1 tuần cho tỷ lệ sống cao hơn các nghiệm thức bổ sung cao chiết 1 lần và cao hơn nghiệm thức đối chứng. Nghiệm thức bổ sung 312,5 mg/L cao chiết theo nhịp cách khoảng 1 tuần cho tỷ lệ chết thấp nhất và có khả năng bảo vệ tôm kháng lại vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus khi gây cảm nhiễm.”

Báo cáo “Nghiên cứu hiệu quả diệt khuẩn Aeromonas hydrophila gây bệnh ở cá rô phi của dịch tỏi lên men” của  Nguyễn Thị Hạnh, Đặng Thị Lụa, Nguyễn Hữu Nghĩa, Phạm Thị Yến, Trương Thị Mỹ Hạnh – Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 cho thấy:

“Kết quả cho thấy, sản phẩm tỏi lên men có khả năng diệt khuẩn cao đối với chủng vi khuẩn A. hydrophila CED17.19 khi thử nghiệm ở nồng độ 25 và 30 µl với đường kính vòng vô khuẩn trung bình dao động từ 18 ± 1,9 mm (25 µl) đến 21,6 ± 2,1 mm (30 µl). Bổ sung dịch tỏi lên men với liều lượng 15 ml/kg thức ăn/ngày vào thức ăn để cho cá rô phi ăn trong 10 ngày liên tục, có khả năng nâng tỷ lệ sống của cá lên từ 53 – 56% so với lô đối chứng là 28% khi công cường độc vi khuẩn A. hydrophila ở mật độ 106 cfu/mL.”

2. Vậy có nên sử dụng các chiết xuất từ cây dược liệu trong nuôi trồng thủy sản không?

chiết xuất từ cây dược liệu

Như vậy, với các báo cáo từ hội nghị toàn quốc về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo lĩnh vực thủy sản cho thấy việc sử dụng các dạng chiết xuất từ cây dược liệu trong nuôi trồng thủy sản có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng cần phải thực hiện một cách cẩn thận và có kiểm soát. Quá trình này đòi hỏi sự hiểu biết về các loại cây dược liệu, hoạt chất cần chiết xuất từ cây dược liệu, kiểm soát chất lượng và đảm bảo tính bền vững. Nếu được thực hiện đúng cách, việc này có thể là một phần quan trọng của việc cải thiện hiệu suất nuôi trồng thủy sản và giảm tác động đến môi trường.

Xem thêm: Gia công chế phẩm vi sinh cần lưu ý những vấn đề gì?

𝐂𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐲 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐁𝐢𝐨-𝐅𝐥𝐨𝐜

  • Địa chỉ: Cụm CN Liên Hiệp – Phúc Thọ – Hà Nội
  • Web: http://biofloc.vn/
  • Hotline: 𝟎𝟖𝟐𝟖. 𝟗𝟗. 𝟖𝟔𝟖𝟔
  • Email: biofloccompany@gmail.com
  • OA Zalo: BioFloc trên Zalo