Quá trình nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi cá, tôm sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề về khí độc trong ao nuôi. Bà con cần có những biện pháp và những cách xử lý hiệu quả để có thể ngăn chặn và tránh thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi trồng thủy sản. Bài viết dưới đây Bio-Floc sẽ chia sẻ chi tiết cách xử lý khí độc trong ao nuôi hiệu quả nhanh chóng.

vi sinh, vi sinh xử lý đáy, men tiêu hóa, kỹ thuật nuôi cấy vi sinh, khí độc trong ao nuôi

Cách xử lý khí độc trong môi trường ao nuôi hiệu quả

Các loại khí độc thường xuất hiện trong ao nuôi

Khí độc xuất hiện trong ao nuôi là thách thức lớn đối với bà con nuôi trồng thủy sản. Dưới đây là một số loại khí độc trong ao nuôi thường xuất hiện, bà con cần tìm hiểu và có biện pháp xử lý kịp thời:

Khí độc H2S

Khí H2S được sản sinh khi vi khuẩn hoạt động trong quá trình phân rã chất hữu cơ (thức ăn thừa, chất thải và xác động vật) ở điều kiện thiếu khí oxy.

Ở ao nuôi tôm, cá, lớp bùn đáy ao, chất thải hữu cơ lắng tụ là nguyên nhân sinh ra khí độc H2S ở lớp nền đáy. Khí H2S rất khó phát hiện và có thể làm chết các loài thủy sản  nhanh chóng. H2S gây độc khi độ pH thấp, nồng độ oxy và nhiệt độ thấp.

Nước ao có khí độc H2S có vệt đen bồ hóng ở cuối ao, khi đứng cuối gió có thể ngửi thấy mùi trứng ung – đặc trưng của loại khí độc này.

Khí độc NH3, NO2

Khí độc NH3, NO2 hình thành từ chất thải của tôm và lượng thức ăn dư thừa. Biểu hiện của ao nuôi khi có hàm lượng NH3, NO2 cao: tôm cá sẽ thường nổi đầu, bám guồng, bám bờ vào buổi chiều. Nước ao đục hoặc có màu xanh đét, ngay khi bật quạt thì tôm vẫn lờ đờ nổi đầu vào buổi chiều. Có thể tiến hành xác định chính xác bằng các test đo.

Cách xử lý khí độc trong ao nuôi an toàn và hiệu quả

Xử lý nồng độ H2S tăng cao:

  • Tiến hành cắt giảm lượng thức ăn 30 – 40% từ 3 ngày trở lên cho đến khi thấy H2S giảm trở lại mức bình thường.
  • Nhanh chóng thực hiện sục khí oxy liên tục bằng cách đặt quạt nước với công suất tối đa (Lưu ý: Cách này sẽ làm bùn đất dưới đáy ao và hai bên bờ bị xáo trộn).
  • Nâng độ pH: 7,8-8,5 bằng cách sử dụng vôi.
  • Luôn đảm bảo lượng nước sạch bằng cách thay nước thường xuyên.
  • Kết hợp chế phẩm vi sinh để đem lại hiệu quả tối ưu.

Xử lý môi trường ao nuôi có nồng độ NO2 cao:

Tiến hành giảm 30 đến 40% lượng thức ăn của tôm trong vòng 1 đến 2 ngày. Đồng thời tăng cường quạt và sục khí ao nuôi tôm, dùng BFC C TẠT để giảm độ pH của nước ao với tỷ lệ 1kg cho 1.000 m3 nước ao tôm trong 2 ngày liên tiếp.

vi sinh, vi sinh xử lý đáy, men tiêu hóa, kỹ thuật nuôi cấy vi sinh

Cách xử lý khí độc trong ao nuôi

Ngoài ra, bà con có thể xử lý khí độc trong môi trường ao nuôi với các bước như sau:

  • Ngày 1: sử dụng 1 gói Bio-Floc EM Gốc (hoặc 1 gói EM AQUA) + 5 kg rỉ mật + 90 lít nước. Sục khí liên tục 12 – 24 giờ sau đó tạt đều cho 5.000 – 10.000 mét khối nước ao nuôi vào 9 – 10 giờ sáng.
  • Ngày 2: sử dụng 1 gói BFC NO2 CLEAR + 2 kg rỉ mật + 30 lít nước sục khí liên tục 6 – 10 giờ rồi tạt đều cho 2.000 m3 nước ao nuôi vào 15 – 19 giờ chiều.
  • Với ao nuôi có hàm lượng NO2 thấp sẽ 1 liều giúp hàm lượng NO2 giảm nhanh. Với ao nuôi có hàm lượng NO2 cao sẽ sử dụng thêm 1 nhịp nữa.

Biện pháp phòng ngừa khí độc trong ao nuôi tôm

Một số kinh nghiệm kiểm soát môi trường ao nuôi được nhiều hộ nuôi trồng áp dụng:

  • Thay nước, vét bùn, loại trừ các chất cặn bã, cải tạo nước ao trước khi thả giống.
  • Xử lý đáy bằng vi sinh định kỳ để ngăn tình ngừa phát sinh khí độc.
  • Lắp đặt hệ thống hố thoát nước siphon dưới đáy ao sau 1 – 2 tháng nuôi để giảm thiểu chất thải, cặn bã và xác sinh vật, giải phóng khí độc.
  • Bà con cần sử dụng chế phẩm sinh học thường xuyên theo hướng dẫn trong quá trình nuôi trồng thủy sản.
  • Cung cấp lượng oxy đầy đủ cho môi trường nước và thường xuyên kiểm tra hàm lượng khí H2S, NH3, NO2 có trong ao.
  • Kiểm soát quá trình cho ăn, không nên cho thức ăn quá nhiều để tránh dư thừa, lãng phí và tạo điều kiện xuất hiện khí độc.

vi sinh, vi sinh xử lý đáy, men tiêu hóa, kỹ thuật nuôi cấy vi sinh, khí độc trong ao nuôi

Biện pháp phòng ngừa khí độc trong ao nuôi

 Xem thêm: Cách xử lý triệt để tảo lam, tảo đỏ trong nước ao

Như vậy, bài viết trên đây Bio-Floc đã chia sẻ cách xử lý khí độc trong ao nuôi hiệu quả. Chúc bà con áp dụng thành công và biết cách xử lý khí độc kịp thời cũng như có những biện pháp phòng ngừa thích hợp.

𝐂𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐲 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐁𝐢𝐨-𝐅𝐥𝐨𝐜

  • Địa chỉ: Cụm CN Liên Hiệp – Phúc Thọ – Hà Nội
  • Web: http://biofloc.vn/
  • Hotline𝟎𝟖𝟐𝟖. 𝟗𝟗. 𝟖𝟔𝟖𝟔
  • Email: biofloccompany@gmail.com

1,215 thoughts on “Gợi ý cách xử lý khí độc trong ao nuôi hiệu quả nhanh chóng

  1. e-commerce says:

    Wow, wonderful blog layout! How long have you been running a
    blog for? you made running a blog look easy. The full look of your website is wonderful, as smartly as the content!
    You can see similar here najlepszy sklep

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *