Đường ruột trên tôm thẻ chân trắng là cơ quan vô cùng quan trọng có ý nghĩa quyết định tới sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Ngoài gan và tụy thì đường ruột là cơ quan tiêu hóa có chức năng chuyển hóa và hấp thụ thức ăn, vì vậy nếu tôm có đường ruột nong to, đẹp và rõ nét thì thì tôm sẽ khỏe mạnh và lớn nhanh.
Bài viết này, Bio-Floc sẽ giúp bạn có được bí quyết phòng ngừa hiệu quả bệnh đường ruột trên tôm thẻ chân trắng, giúp tôm nhanh lớn, khỏe mạnh hơn
Contents
1. Cấu tạo đường ruột và nguyên nhân khiến tôm thẻ chân trắng dễ mắc bệnh đường ruột
1.1. Cấu tạo đường ruột tôm thẻ chân trắng
Đường ruột là một cơ quan có vai trò quan trọng trong cơ thể của tôm thẻ chân trắng, chịu trách nhiệm chủ yếu về quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Cấu trúc đường ruột của tôm được chia thành ba phần chính: ruột trước, ruột giữa và ruột sau.
Cấu tạo chung các bộ phận của tôm thẻ chân trắng (nguồn internet)
Ruột trước là phần đầu tiên của đường ruột, bắt đầu từ miệng và kết thúc tại dạ dày. Đây là nơi mà thức ăn được tiêu hóa bắt đầu, với sự trợ giúp của enzym tiêu hóa.
Ruột giữa là phần dài và uốn lượn của đường ruột, nơi chính cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn vào cơ thể. Bề mặt lớn của ruột giữa tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình này.
Ruột sau là phần cuối cùng của đường ruột, có chức năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng còn lại từ thức ăn, cũng như là nơi lưu trữ và loại bỏ phân.
1.2. Nguyên nhân khiến tôm thẻ chân trắng dễ mắc bệnh đường ruột
Đường ruột của tôm thẻ chân trắng dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, gây ra các bệnh đường ruột. Các nguyên nhân chính bao gồm:
Tôm thẻ chân trắng (nguồn internet)
Môi trường ao nuôi bị ô nhiễm: Môi trường nước ao bị ô nhiễm có thể chứa nhiều khí độc NH3, NO2, và H2S, gây tổn thương đường ruột và ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.
Vi khuẩn Vibrio: Vi khuẩn này có thể xâm nhập vào đường ruột tôm thông qua thức ăn hoặc nước, gây ra các bệnh như viêm ruột và xuất huyết đường ruột.
Thời tiết thay đổi: Sự biến đổi về thời tiết như nắng nóng, mưa kéo dài có thể làm giảm sức đề kháng của tôm, làm giảm khả năng tiêu hóa và gây ra các vấn đề đường ruột.
Tôm ăn phải tảo độc: Các loại tảo độc như tảo lam, tảo mắt có thể gây ra khó tiêu và độc tố cho tôm, tạo điều kiện cho các vi khuẩn và mầm bệnh phát triển.
Độc tố từ nấm mốc: Thức ăn ẩm mốc hoặc bị nấm mốc trong môi trường ao có thể chứa đựng độc tố, gây tổn thương đường ruột của tôm.
Sử dụng kháng sinh không đúng cách: Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể gây ra hiện tượng kháng thuốc và làm suy yếu hệ miễn dịch của tôm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột.
Để ngăn ngừa bệnh đường ruột ở tôm thẻ chân trắng, cần phải duy trì môi trường ao sạch sẽ, cân đối dinh dưỡng và đặc biệt nên sử dụng các dòng men vi sinh sống có hoạt lực cao sẽ giúp đường ruột tôm khỏe mạnh và kích thích tiêu hóa hiệu quả cũng như đối kháng với Vibrio.
2. Giải pháp của Bio-Floc giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh đường ruột trên tôm thẻ chân trắng
Để giúp người nuôi tôm phòng ngừa hiệu quả các bệnh về đường ruột, Bio-Floc đã đem tới sản phẩm men vi sinh LACTOPROBI, đã được nhiều người nuôi tôm tin dùng và đánh giá cao trong việc phòng ngừa bệnh đường ruột trên tôm thẻ chân trắng. LACTOPROBI chứa chủng Lactobacillus plantarum L03 được Bio-Floc phân lập từ đường ruột tôm khỏe mạnh tại vùng nuôi tôm của Việt Nam. LACTOPROBI được sản xuất trên hệ thống lên men vi sinh tự động và được chiết xuất trực tiếp mà không qua bất kỳ quá trình lên men thứ cấp nào khác, mang lại chất lượng khác biệt của sản phẩm.
Sản phẩm men vi sinh Lactoprobi của Bio-Floc (nguồn Internet)
Cơ chế hoạt động của Lactoprobi tập trung vào các điểm sau:
Loại trừ cạnh tranh: Các chủng vi sinh bản địa trong sản phẩm có khả năng bám dính trên thành ruột tôm, từ đó cạnh tranh với vi khuẩn có hại, ngăn cản sự trú ngụ và phát triển của chúng.
Sản sinh các chất kháng vi sinh vật: Lactobacillus plantarum L03 trong sản phẩm có khả năng sản sinh hàng loạt các chất ức chế như acid hữu cơ, bacteriocin, lactocidin, acidophilin và acidolin, giúp ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.
Điều hoà hệ miễn dịch: khi sử dụng sản phẩm, các thành phần trong sản phẩm nuôi dưỡng, kích thích tế bào miễn dịch tại đường ruột của tôm, cải thiện hệ miễn dịch ruột và giúp tôm chống lại các bệnh lý.
Sản sinh enzyme và các sản phẩm trao đổi chất khác: Các vi sinh vật trong LACTOPROBI giúp tôm tiêu hóa tốt hơn, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng bằng cách tiết ra các enzyme tiêu hóa và các vitamin.
Việc sử dụng sản phẩm này cũng tương đối đơn giản, chỉ cần lắc kỹ chai trước khi sử dụng, sau đó pha Lactoprobi vào nước sạch, trộn đều vào thức ăn sau 10 – 20 phút để vi sinh sống ngấm đều vào thức ăn mới cho tôm ăn. Liều dùng 3 – 5 ml/kg thức ăn tôm, cho ăn trong suốt quá trình nuôi.
Sản phẩm men vi sinh LACTOPROBI của Bio-Floc là một giải pháp chất lượng mà người nuôi tôm Việt tin dùng. Với sứ mệnh nghiên cứu không ngừng, Bio-Floc đã tạo ra bộ sản phẩm chuyên biệt nhằm phục vụ nhu cầu cải thiện môi trường, đường ruột, và sức khỏe cho tôm nuôi. Nếu bạn đang quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về các công nghệ và sản phẩm của Bio-Floc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0828.99.86.86 để biết thông tin chi tiết.
Xem thêm: Kiểm soát bệnh TPD tại ao nuôi tôm thương phẩm bằng giải pháp sinh học
𝐂𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐲 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐁𝐢𝐨-𝐅𝐥𝐨𝐜
- Địa chỉ: Cụm CN Liên Hiệp – Phúc Thọ – Hà Nội
- Web: http://biofloc.vn/
- Hotline: 𝟎𝟖𝟐𝟖. 𝟗𝟗. 𝟖𝟔𝟖𝟔
- Email: biofloccompany@gmail.com
- OA Zalo: BioFloc trên Zalo